Cùng mổ xẻ chi tiết mẫu xe tay ga hàng hot Honda Air Blade 2016 với các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm của Head.
Honda, đã chính thức trình làng phiên bản 2016 của mẫu xe ga ăn khách nhất của mình, xe Air Blade 2016 vào cuối tháng 11. Xe có 3 phiên bản là sơn từ tính, cao cấp và Thể thao với giá bán lần lượt là 40,99 triệu, 39,99 triệu Đồng và phiên bản thể thao giá khởi điểm 37,99 triệu Đồng. Để giúp độc giả hiểu sâu hơn về mẫu xe mới này, chúng tôi đã cùng các kỹ thuật viên của Honda tiến hành "giải phẫu" chiếc Honda Airblade 2016, giúp bạn đọc có thể hình dung chiếc xe từ trong ra ngoài.
Ngoài điểm nhấn là cụm đèn chiếu sáng LED và kiểu dáng thon gọn, cao ráo hơn, Air Blade 2016 cũng có nhiều thay đổi ở kết cấu các bộ phận phía trong xe.
Phần dàn nhựa được lắp ráp chắc chắn và phức tạp hơn so với thế hệ trước, nếu không muốn phần lẫy, chân nhựa bị hư hại khi tiến hành sửa chữa, cách tốt nhất là bạn nên đưa xe vào các Head của Honda.
Phía sau lớp vỏ "như robot" này là một "nhà máy công nghiệp nhỏ" đầy phức tạp.
Trong quá trình tháo dàn nhựa, kỹ thuật viên tại một cửa hàng ủy nhiệm chính hãng của Honda (HEAD) cho hay: các chi tiết nhựa trên xe tuy cứng cáp hơn nhưng rất khó tháo lắp. Kết cấu các chi tiết vỏ xe của Air Blade ngày càng phức tạp qua các thế hệ.
Ắc-quy (bình điện) được chuyển lên ngay phía trên cụm đèn chiếu sáng LED, thay đổi này giúp làm tăng thể tích cốp chứa đồ phía sau.
Các chi tiết máy chủ yếu nằm ở dưới yên xe:
A: kim phun xăng, B: cảm biến giữ nhịp ga, C: đường thông hơi máy, D: dây ga đôi, F: giắc công tắc chân chống điện, E: họng ga.
Chi tiết phần chốt khóa yên xe.
Giắc cụm đèn hậu (màu trắng)
Đèn xe LED và mạch nằm tách biệt trong phần đầu xe.
Cũng giống bộ đèn led trên chiếc Honda PCX, Air Blade dùng loại đèn led khúc xạ, đèn được chiếu từ phía trên xuống. Chính vì vậy, khi nhìn trực diện bạn sẽ không thể nhìn thấy bóng đèn led nằm ở đâu.
Chi tiết phần giắc cắm điều khiển xi-nhan trước và đèn chiếu sáng
A: giắc cắm đèn xi-nhan, B: giắc cắm đèn chiếu sáng
Thay vì tháo rời được từng mảnh, Honda Air Blade phải tháo một mảng lớn này ra sau đó mới tháo rời từng mảnh nhỏ bởi các ốc đều nằm ở phía trong.
Nếu muốn tháo cụm đèn hậu thì phải tháo cả cụm đuôi xe như thế này.
Ống dẫn xăng bị tràn (trong suốt)
Ống chống tràn xăng loại nhựa trong đàn hồi nhưng không có kẹp vòng sắt bên ngoài trông không được chắc chắn cho lắm.
Phần dàn nhựa được lắp ráp chắc chắn và phức tạp hơn so với thế hệ trước, nếu không muốn phần lẫy, chân nhựa bị hư hại khi tiến hành sửa chữa, cách tốt nhất là bạn nên đưa xe vào các Head của Honda.
Phía sau lớp vỏ "như robot" này là một "nhà máy công nghiệp nhỏ" đầy phức tạp.
Trong quá trình tháo dàn nhựa, kỹ thuật viên tại một cửa hàng ủy nhiệm chính hãng của Honda (HEAD) cho hay: các chi tiết nhựa trên xe tuy cứng cáp hơn nhưng rất khó tháo lắp. Kết cấu các chi tiết vỏ xe của Air Blade ngày càng phức tạp qua các thế hệ.
Ắc-quy (bình điện) được chuyển lên ngay phía trên cụm đèn chiếu sáng LED, thay đổi này giúp làm tăng thể tích cốp chứa đồ phía sau.
Các chi tiết máy chủ yếu nằm ở dưới yên xe:
A: kim phun xăng, B: cảm biến giữ nhịp ga, C: đường thông hơi máy, D: dây ga đôi, F: giắc công tắc chân chống điện, E: họng ga.
Chi tiết phần chốt khóa yên xe.
Giắc cụm đèn hậu (màu trắng)
Đèn xe LED và mạch nằm tách biệt trong phần đầu xe.
Cũng giống bộ đèn led trên chiếc Honda PCX, Air Blade dùng loại đèn led khúc xạ, đèn được chiếu từ phía trên xuống. Chính vì vậy, khi nhìn trực diện bạn sẽ không thể nhìn thấy bóng đèn led nằm ở đâu.
Chi tiết phần giắc cắm điều khiển xi-nhan trước và đèn chiếu sáng
A: giắc cắm đèn xi-nhan, B: giắc cắm đèn chiếu sáng
Thay vì tháo rời được từng mảnh, Honda Air Blade phải tháo một mảng lớn này ra sau đó mới tháo rời từng mảnh nhỏ bởi các ốc đều nằm ở phía trong.
Nếu muốn tháo cụm đèn hậu thì phải tháo cả cụm đuôi xe như thế này.
Ống dẫn xăng bị tràn (trong suốt)
Ống chống tràn xăng loại nhựa trong đàn hồi nhưng không có kẹp vòng sắt bên ngoài trông không được chắc chắn cho lắm.
Một số chi tiết ở phía trên bình xăng
A: cụm ECM (Engine Control Module), B: đường thông hơi bình xăng, C: hộp cầu chì
Đường thông hơi bình xăng được cho là có thiết kế khá... kỳ lạ. Ở thế hệ trước, đường thông hơi được chia làm 2 đường nhỏ. 1 đường dẫn hơi xăng đọng thành nước đi xuống gầm xe, 1 đường dẫn hơi xăng vào họng ga. Trong khi trên Air Blabe 2016, đường dẫn thứ 2 sẽ xả hơi vào trong khoang máy.
1: đường dẫn hơi xăng đọng thành nước, 2: đường dẫn hơi xăng
Dù phần khung xe cũng được kỹ thuật viên của HEAD đánh giá là dày dặn, chắc chắn hơn, nhưng vẫn có những chi tiết bị cho là gây ra nhiều rắc rối cho việc sửa chữa. Ví dụ như phần "tai" dùng để cố định các chi tiết nhựa (mũi tên đỏ) khá mỏng mảnh và được đính vào phần khung chính bằng mối hàn, khó sửa chữa nếu có va chạm và bị biến dạng.
Chi tiết phần đầu xe:
A: chip nháy xi-nhan, B: hệ thống combi brake
Cận cảnh dây ga đôi. Trên thế hệ trước, Air Blade sử dụng dây ga đơn. Theo kỹ thuật viên của HEAD, dây ga đôi này sẽ khó cân chỉnh hơn dây ga đơn của thế hệ trước. Tuy nhiên với kiểu dây ga này, người lái sẽ có cảm giác vặn ga thật tay hơn và tay ga linh hoạt hơn.
Phanh trước với chốt kéo của hệ thống phanh CBS
Bugi nằm phía bên trái động cơ và có vẻ như nó sẽ bị vướng phần khung xe khi thao tác rút tẩu điện Bugi ra.
Một số chi tiết bên phải thân xe:
A: khe lấy gió của két nước làm mát được thiết kế kiểu mới, B: phần khung gá chân phanh, được kỹ thuật viên cho là khá mỏng, khó sửa chữa do dùng mối hàn để kết nối với phần khung chính, C: bơm dung dịch làm mát, D: bình dung dịch phụ
Ổ khóa cũng là một điểm mới. Phần dây điện của ổ khóa trên Air Blade 2016 đã được làm liền, thay vì dùng giắc cắm như thế hệ trước
Công tắc chân chống điện
Đường thông hơi động cơ được dẫn tới phía bầu lọc gió để tái sử dụng.
Mô-bin đề
Xe Honda Air Blade 2016, sau khi đã tháo toàn bộ phần vỏ nhựa trông như một "nhà máy công nghiệp nhỏ" với kiểu thiết kế và bố trí như thế này, tốt nhất là bạn nên đưa xe tới Head để sửa chữa thay vì sửa ở các cửa hàng bên ngoài.
A: cụm ECM (Engine Control Module), B: đường thông hơi bình xăng, C: hộp cầu chì
Đường thông hơi bình xăng được cho là có thiết kế khá... kỳ lạ. Ở thế hệ trước, đường thông hơi được chia làm 2 đường nhỏ. 1 đường dẫn hơi xăng đọng thành nước đi xuống gầm xe, 1 đường dẫn hơi xăng vào họng ga. Trong khi trên Air Blabe 2016, đường dẫn thứ 2 sẽ xả hơi vào trong khoang máy.
1: đường dẫn hơi xăng đọng thành nước, 2: đường dẫn hơi xăng
Dù phần khung xe cũng được kỹ thuật viên của HEAD đánh giá là dày dặn, chắc chắn hơn, nhưng vẫn có những chi tiết bị cho là gây ra nhiều rắc rối cho việc sửa chữa. Ví dụ như phần "tai" dùng để cố định các chi tiết nhựa (mũi tên đỏ) khá mỏng mảnh và được đính vào phần khung chính bằng mối hàn, khó sửa chữa nếu có va chạm và bị biến dạng.
Chi tiết phần đầu xe:
A: chip nháy xi-nhan, B: hệ thống combi brake
Cận cảnh dây ga đôi. Trên thế hệ trước, Air Blade sử dụng dây ga đơn. Theo kỹ thuật viên của HEAD, dây ga đôi này sẽ khó cân chỉnh hơn dây ga đơn của thế hệ trước. Tuy nhiên với kiểu dây ga này, người lái sẽ có cảm giác vặn ga thật tay hơn và tay ga linh hoạt hơn.
Phanh trước với chốt kéo của hệ thống phanh CBS
Bugi nằm phía bên trái động cơ và có vẻ như nó sẽ bị vướng phần khung xe khi thao tác rút tẩu điện Bugi ra.
Một số chi tiết bên phải thân xe:
A: khe lấy gió của két nước làm mát được thiết kế kiểu mới, B: phần khung gá chân phanh, được kỹ thuật viên cho là khá mỏng, khó sửa chữa do dùng mối hàn để kết nối với phần khung chính, C: bơm dung dịch làm mát, D: bình dung dịch phụ
Ổ khóa cũng là một điểm mới. Phần dây điện của ổ khóa trên Air Blade 2016 đã được làm liền, thay vì dùng giắc cắm như thế hệ trước
Công tắc chân chống điện
Đường thông hơi động cơ được dẫn tới phía bầu lọc gió để tái sử dụng.
Mô-bin đề
Xe Honda Air Blade 2016, sau khi đã tháo toàn bộ phần vỏ nhựa trông như một "nhà máy công nghiệp nhỏ" với kiểu thiết kế và bố trí như thế này, tốt nhất là bạn nên đưa xe tới Head để sửa chữa thay vì sửa ở các cửa hàng bên ngoài.
Nguồn: autopro
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.