Thị trường phim cách nhiệt cho ô tô tại nước ta có sự góp mặt của khá nhiều thương hiệu nổi tiếng, đến từ khắp các nước trên thế giới như V-Kool, 3M, FSK, Rabon, Llumar... Về khía cạnh kỹ thuật, các sản phẩm đều sản xuất bằng cách tráng chất hấp thụ tia tử ngoại và tia hồng ngoại lên trên bề mặt nhựa polyester. Tuy nhiên, mỗi hãng có một phương pháp tráng khác nhau và sử dụng cơ chế hấp thụ riêng theo đặc thù sản phẩm của mình.


Chiếm thị phần lớn hiện nay là V-Kool, xuất hiện tại Việt Nam từ 2003. Sau V-Kool là các thương hiệu như Llumar, 3M, FSK và Rabon. Dịch vụ và sản phẩm của mỗi hãng đều rất phong phú, khá thuận lợi cho người sử dụng. Đặc điểm của loại phim này là chúng cần có độ truyền sáng cao để không ảnh hưởng tới tầm nhìn của tài xế. Chẳng hạn như V-Kool có loại V75 giá 113 USD, VK70 giá 130 USD và J83 giá 93 USD. Hãng FSK có FSK 900, FSK 800, FSK 318 và FSK 168 với giá dao động từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng mỗi chiếc.


Về hiệu quả cách nhiệt, nếu dán V-Kool, nhiệt độ trong xe chỉ bằng môi trường chứ không cao hơn. Nếu trời nắng 30 độ C, nhiệt độ trong ca pin cũng vẫn là 30 độ C chứ không tăng lên 35-36 độ C như xe không dán phim cách nhiệt.

Với sản phẩm của 3M, thì giá trung bình để dán toàn bộ xe sedan là 400 USD. Xe đa dụng 7 chỗ có đắt hơn, khoảng 500 USD.

Còn với FSK và Rabon, giá trung bình cho một chiếc sedan là 4,5 triệu và xe 7 chỗ là 5 triệu. Sản phẩm bán chạy nhất của Rabon là loại mang mã 678 siêu bền còn của FSK là loại mã 900.


Một trong những khó khăn đối với thao tác dán phim là lần bụi trên bề mặt và điều này rất khó chịu nếu xuất hiện trên kính lái. Vì vậy, tiêu chuẩn nhất là thực hiện công đoạn này trong phòng lạnh để tránh bụi và tránh gió. Lưu ý, sau khi dán, quý khách hàng không hạ kính xuống sau 48 giờ, trước khi lớp phim ăn chặt vào bề mặt kính. Riêng Rabon còn kéo dài thời gian cấm trên lên đến 72 tiếng. V-Kool không đưa ra khuyến cáo về rửa xe nhưng Rabon lại khuyên không nên sử dụng nước rửa kính trong 7 ngày.

Theo đại diện của V-Kool, hiện nay sản phẩm này chưa bị làm giả nhiều. Thế nhưng với FSK và Rabon, do hình thức phân phối hàng đến các đại lý, khó kiểm soát chất lượng. Dấu hiệu để nhận biết là phim thật có ký hiệu FSK hoặc Rabon in chìm mờ trên mặt phim bằng loại mực không gây độc hại, có thể lau sạch bằng nước. Trong khi đó phim giả in nhái logo hàng chính hiệu bằng loại mực in dầu, khó lau sạch hoặc cạo rửa, có hại cho sức khỏe.


Phim giả chỉ được tráng màu cho tối đi, tạo cảm giác mát “ảo”, trên thực tế màu tối hấp thụ nhiệt mạnh hơn. Hầu hết chúng có màu sẫm, sau quá trình sử dụng sẽ trầy xước, mất thẩm mỹ. Ngoài ra, phim giả không có tác dụng cản tia tử ngoại, thậm chí làm hại mắt bởi khúc xạ ánh sáng không đồng đều.

Nên nhớ, dù sử dụng phương pháp tráng và nguyên liệu nào thì cuối cùng, sản phẩm cũng phải được thể hiện dưới các thông số như độ thấu sáng, tỷ lệ cách nhiệt và khả năng hấp thụ tia tử ngoại. Các thông số này thường được thể hiện dưới dạng %. Bất cứ sản phẩm nào cũng phải công bố các thông số trên dù ở dạng tự thử nghiệm hoặc chứng nhận của tổ chức thứ ba.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

 
Top