Thổ Nhĩ Kỳ không có kinh nghiệm chế tạo xe chiến đấu, nên các nhà thiết kế nước này đã cầu cứu sự giúp đỡ của Hàn Quốc vì thế T-90A của Nha dư sức đã bại xe tăng mới của nước Thổ.

Xe tăng T-90A của quân đội Nga.


Kết quả là người Thổ có được biến thể đơn giản hóa của Báo đen. Nếu như K-2 của Hàn Quốc lắp hệ thống nạp đạn tự động thì các kỹ sư Thổ vẫn để một thành viên kíp xe làm nhiệm vụ nạp đạn bằng tay.

Altay có cấu tạo truyền thống, hệ treo thủy khí nén như ở K-2 nên chạy khá êm. Mẫu chế thử của Altay đã đạt tốc độ 70 km/h. Tuy nhiên, các kỹ sư Thổ liên tiếp gặp khó khăn. Ví dỵ, ban đầu Altay dự định lắp động cơ diesel 1.500 mã lực của Đức. Nhưng sau đó, họ cho rằng, công suất đó chưa đủ nên tìm kiếm động cơ 1.800 mã lực.

Người ta tính rằng, các động cơ đó sẽ được hãng Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản cung cấp, nhưng hợp đồng không ký được nên người Thổ quyết định tự làm động cơ. Họ đã đặt hàng công ty Tumosan, nhưng ngay cả giới quân sự Thổ cũng nghi ngờ khả năng của công ty này phát triển đúng hạn động cơ đó.

Altay được lắp loại pháo tương tự L-55 120 mm của Đức, có nghĩa là có uy lực kém 2А82 lắp trên T-14 Armata và sẽ được lắp trên tăng cải tiến Т-90А của Nga.

Về các thông số vận hành, Т-14 Armata cũng vượt trội “tăng tương lai” của Thổ. Altay có trọng lượng 55-65 tấn (chưa có con số chính xác), còn Т-14 thì nhẹ hơn nhiều. Theo các chuyên gia Nga, xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ thuộc về thế hệ 3 và về tính năng thì gần nhất với Т-90MS của Nga. Có nghĩa là ngay ở giai đoạn phát triển Altay đã thua kém xe tăng hiện đại của Nga.

Theo doanhnghiepvn


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

 
Top